Tài liệu hướng dẫn học phần Địa lý du lịch

Tên học phần: Địa lý du lịch

Số tín chỉ: 03′

Mục tiêu học phần:

  • Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa lí du lịch thế giới và Việt nam; giúp sinh viên nhận thức được vai trò của địa lí du lịch, các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam. Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:
  • Nhận thức được khái quát chung về địa lí du lịch thế giới; đặc điểm thị trường du lịch thế giới; xu hướng phát triển của du lịch thế giới; qua đó, người học có kỹ năng phân tích, tổng hợp, hiểu được bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam.
  • Hiểu được những kiến thức cơ bản về địa lí du lịch Việt Nam; hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam theo 7 vùng đặc trưng; biết  được một số thiên tai có thể gặp trong các hoạt động du lịch và cách phòng chống… qua đó người học có thể vận dụng kiến thức vào việc tổ chức các hoạt động du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng đạt hiệu quả.
  • Thông qua những hiểu biết về địa lí du lịch Việt Nam người học củng cố thế giới quan, nhân sinh quan trong việc nắm bắt và vận dụng tri thức, qui luật phát triển của tự nhiên nhiên và kinh tế xã hội vào giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức các hoạt động du lịch theo lãnh thổ một cách hợp lí.

Tóm tắt nội dung học phần: Môn học nhằm giúp người học giúp nhận thức được những kiến thức cơ bản về địa lí du lịch thế giới và Việt nam; đặc điểm thị trường du lịch thế giới; xu hướng phát triển của du lịch thế giới; hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam theo 7 vùng đặc trưng: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Tây Nam Bộ.

Giáo trình chính:

[1] Nguyễn Minh Tuệ  (chủ biên) (2012), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lý du lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Thủ tướng Chính Phủ“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

[4] Ông Thị Đan Thanh (2006), Địa lý kinh tế xã hội thế giới, NXB Đại học Sư phạm.

[5] Tổng cục Du lịch (2012), Di sản Thế giới ở Việt Nam, NXB Thanh Niên

[6] Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục

 

Xem tài liệu hướng dẫn tại đây

Check Also

Tài liệu hướng dẫn học phần Phát triển du lịch bền vững

Tên học phần: Phát triển du lịch bền vững Số tín chỉ: 02 Mục tiêu …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.